Tuần vừa rồi mình mới hoàn thành xong chứng chỉ “DA-100 Microsoft Certified Data Analyst Associate” và may mắn pass với điểm số 91%.
Sau quá trình ôn luyện và đi thi mình muốn tổng hợp lại kinh nghiệm của bản thân trong bài viết này. Hi vọng sẽ giúp ích được các bạn đang sắp thi và có dự định thi trong tương lai nha.
Bài viết này sẽ có 3 phần chính: Tại sao bạn chọn DA-100? – Chiến lược ôn luyện hiệu quả – Kinh nghiệm làm bài thi
I. Tại sao bạn chọn DA-100?
- DA-100 là gì?
DA-100 Microsoft Certified Data Analyst Associate là chứng chỉ kiểm tra mức độ hiểu biết của người dùng về công cụ Power BI, hệ sinh thái xoay quanh nó của Microsoft. Đồng thời đánh giá kiến thức và kĩ năng phân tích dữ liệu dựa trên chính nền tảng Power BI (PBI).
Power BI là một trong những Business Intelligence tool phổ biến nhất hiện nay. Công cụ giúp người dùng có thể giúp xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn (processing), cho phép tạo mô hình tương quan giữa các bảng dữ liệu (modeling), tích hợp các tính năng trực quan hóa dữ liệu (visualizing), để chúng ta có thể dễ dàng phân tích (analyzing) các vấn đề của doanh nghiệp tìm ra giải pháp và xây dựng chiến lược hợp lý cho business.
- Power BI sẽ giúp mình giải quyết bài các bài toán nào trong “bức tranh dữ liệu”?
Bức tranh dữ liệu được chia thành 4 giai đoạn từ dễ đến khó như hình trên, bao gồm: Phân tích mô tả (descriptive analytics), phân tích chẩn đoán (diagnostics analytics), phân tích dự đoán (predictive analytics) và phân tích đề xuất (prescriptive analytics).
Theo kinh nghiệm của mình, Power BI hỗ trợ tốt các tính năng xử lý dữ liệu thô (data preparation, data model) và cung cấp một nền tảng phong phú giúp người dùng trực quan hóa dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vì thế đây là một công cụ tuyệt vời giúp người phân tích giải quyết hiệu quả hai giai đoạn thuộc bài toán Business Intelligence. Ngoài ra Microsoft liên tục update các tính năng mới tích hợp AI, vì thế bạn cũng có thể dùng PBI để làm một số phân tích dự báo cho tương lai. (Tham khảo thêm tại: https://tinyurl.com/ydv3zdd7)
Nói một cách chi tiết hơn, việc sử dụng tốt một công cụ BI như Power BI để phân tích dữ liệu sẽ giúp chúng ta (người làm phân tích) có những lợi ích sau:
- Các tính năng làm sạch, chuẩn hóa, kết nối mối quan hệ của dữ liệu sẽ giúp chúng ta tận dụng và phát huy tối đa giá trị từ nguồn data đang sở hữu. Từ đó ở giai đoạn visualization, bạn dễ dàng kéo thả để trình bày và thu thập insights rất nhanh chóng.
- Việc sử dụng thành thạo PBI và có chứng chỉ giúp ứng viên tự tin trong việc truy cập, xử lý một khối lượng dữ liệu đa dạng (có thể là khổng lồ) và phức tạp, có khả năng đánh giá chất lượng dữ liệu để đảm bảo kết quả đầu ra của mình.
- PBI và hệ sinh thái của nó còn cho phép người dùng quản lý và duy trì các báo cáo liên tục (real-time), đồng thời hỗ trợ phân quyền truy cập theo từng chức danh giúp đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.
- Nổi bật nhất, Power BI Desktop được hỗ trợ miễn phí. Mình đã trải nghiệm qua cả Tableau và PBI, mỗi tool sẽ có một thế mạnh riêng nhưng mình tin PBI sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn mới bắt đầu học phân tích và trình bày dữ liệu.
Đối tượng nên học Power BI và thi chứng chỉ
Data-driven mindset là một yếu tố cần thiết giúp người làm business có thể đưa ra được những quyết định quan trọng, hiệu quả, hợp lý. Vì thế, kĩ năng phân tích dữ liệu thật sự là một hành trang mà mình nghĩ nhiều ngành nghề (marketing, finance, consulting, planning, strategy, …) cần phải trau dồi chứ không chỉ riêng người làm trong lĩnh vực data.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng Excel hay Google Sheet để làm báo cáo, phân tích số liệu thì đấy chắc chắn là bước đệm thuận lợi để bạn dễ dàng chinh phục Power BI. Tại sao không thử?
- Một số nguồn học Power BI và DAX mà mình hay kham khảo:
- Youtube:
- Avi Singh – PowerBI từ căn bản đến nâng cao: https://www.youtube.com/user/ModernExcel
- Guy in a Cube – Series PowerBI phù hợp cho người mới bắt đầu: https://bit.ly/cube_pbi
- Course:
- Datacamp – Data Visualization with Power BI: https://bit.ly/datacamp_pbi
- Udemy – Microsoft Power BI Desktop for Business Intelligence: https://bit.ly/udemy_pbi
- Youtube:
II. Chiến lược ôn luyện
Mình đã có một thời gian thực hành với PBI khoảng nữa đầu năm 2019 (thời điểm PBI chưa có phổ biến ở Việt Nam như bây giờ). Sau đó mình chuyển công ty nên sử dụng Tableau thay vì PBI, vì thế trước khi thi mình hoàn toàn phải cập nhật kiến thức lại từ gốc đến ngọn.
Đích đến cuối cùng của chúng ta vẫn là muốn bản thân có thêm kĩ năng phân tích dữ liệu. Vì vậy, mình nghĩ quá trình ôn luyện và thực hành đối với một người hoàn toàn chưa biết gì về PBI nên theo lộ trình 15-30 buổi tự học là phù hợp.
Giai đoạn 1: Tích lũy kiến thức + Thực hành
- Bước 1: Tìm hiểu cấu trúc bài thi DA-100 Microsoft Certified Data Analyst Associate
Bài thi DA-100 sẽ bao gồm 59 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 150 phút xoay quanh các chủ đề:
- Prepare the Data: 20-25%
- Model the Data: 25-30%
- Visualize the Data: 20-25%
- Analyze the Data: 10-15%
- Deploy and maintain deliverables: 10-15%
- Bước 2: Lên study plan
Trong quá trình luyện, mình hoàn toàn tự học theo Online Learning path của Microsoft ở https://docs.microsoft.com/en-us/learn/certifications/data-analyst-associate/. Theo plan này sẽ có tổng cộng 6 paths bao gồm 16 modules. Mình đã gặp khó khăn khi ban đầu lên kế hoạch học mỗi ngày 1 path bởi vì độ khó và thời gian dài ngắn của từng path sẽ khác nhau. Có ngày bạn chỉ cần 30 phút là xong 1 path, nhưng có path phải cần đến 5-7 giờ đổng hồ.
Vì vậy, mình đã phải xem qua 1 lượt tất cả các modules để bố trí lại kế hoạch học thành 12 modules tưng ứng với 12 buổi phù hợp với thời gian biểu của bản thân cũng như không phải nhồi nhét một lượng kiến thức khổng lồ trong 1 buổi.
- Bước phụ: Đăng kí ngày thi
Mình là người hay để sự trì hoãn ảnh hưởng đến kế hoạch của bản thân. Nên mình đã quyết định đăng kí lịch thi sau khi vạch rõ lộ trình học để có deadline mà phấn đấu. Nếu bạn nào vẫn chưa muốn thi lấy chứng chỉ sớm thì có thể bỏ qua bước này nhé.
Bạn có thể vào https://docs.microsoft.com/en-us/learn/certifications/data-analyst-associate/ để đăng kí ngày thi. Chọn Vietnam và “Schedule for USD15” (Hiện Microsoft đang giảm lệ phí từ 80 -> 15 USD trong thời gian Covid đến 31/12/2021). Yên tâm là bạn vẫn được quyền reschedule trước 24 giờ thi của mình nếu cần thay đổi nhé.
- Bước 3: Học và làm thực hành
Cứ theo lộ trình trên mà mình tìm nội dung học tương ứng trong learning paths của Microsoft để ôn luyện. Do mình đã từng thực hành qua PBI trước đây, cũng có kinh nghiệm chút ít nên mình dành mỗi ngày dành ra khoảng 2-3 tiếng. Ở mỗi học phần, mình luôn thực hành đầy đủ các bài tập ở Lab. Đây là một việc vô cùng quan trọng giúp mình tự tay thao tác với Power BI desktop và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
TIP – Note taking:
Mình được một người bạn share cho một phương pháp take notes hiệu quả theo cấu trúc khoa học của Cornell University (https://bit.ly/note_taking_cornell). Cấu trúc ghi chú này gồm 3 phần được chia trên 1 trang giấy: CUE bên trái, NOTE bên phải và SUMMARY ở dưới cùng. Sau mỗi module bạn dễ dàng review lại các nội dung chính cần chú ý. Mình ưu tiên việc ghi chép vào sổ hơn sẽ giúp khả năng nhớ được lâu hơn là take notes vào laptop.
Trước khi qua một module mới, mình thường review lại tất cả nội dung của module cũ đã note trong sổ để có thể nhớ rõ từng phần chính trong đó.
Giai đoạn 2: Làm bài thi thử
Trong quá trình ôn tập, nhóm luyện thi của mình đã cùng nhau giải và tham khảo bộ đề trên trang này: https://bit.ly/exam_da100. Bộ đề mẫu gồm có 140 câu, trong từng câu sẽ có sẵn đáp án nhưng độ chính xác không đảm bảo vì cũng là ý kiến cá nhân của admin. Vì thế mình đã phải vừa làm vừa tham khảo “discussion” của mọi người để tìm ra đáp án phù hợp nhất.
Khá là may mắn vì đề thi của mình có đến khoảng 60-70% trùng khớp với bộ đề ôn tập phía trên. Đó cũng là lý do góp phần cho mình đạt được số điểm cũng khá cao :))
Theo quan điểm của mình, 1 phần câu hỏi trong đề thi thật sự “hàn lâm” khi đánh vào kiến thức “Deploy and maintain deliverables” và ngôn ngữ M trong bước Prepare the Data. Hai phần này thực tế trong công việc phân tích của người làm BI analyst sẽ rất ít đụng tới. Vì thế nếu mà không có bộ đề mẫu chắc mình cũng “tiêu đời” với những câu hỏi này. Thật sự là như vậy.
Update bộ đề 104 câu có đáp án tại: https://drive.google.com/file/d/10vevHhpPq02pW1YcQjV-9OqXuajebAJl/view?usp=sharing
III. Trải nghiệm quá trình làm bài thi thực tế
Lúc đăng kí lịch thi bạn sẽ thấy tổng thời gian Microsoft thông báo là 180 phút. Nó sẽ được chia thành 30 phút cho quá trình chuẩn bị và 150 phút làm bài thi.
30 phút chuẩn bị:
Vì làm bài thi online có người giám sát qua camera nên trước khi bắt đầu mình tranh thủ quần áo tươm tất một tí cũng như dọn dẹp không gian phòng gọn gàng lại 🙂 Okay, mọi thứ đã sẵn sàng, từ tinh thần cho đến ngoại hình, mình ngồi vào bàn, khởi động laptop lên thôi.
- Sau khi bấm launch bài thi, mình được hướng dẫn download một cái app về máy để làm bài thi trên đấy. Mình cứ nhấn download app >200mb và bấm run.
- System sẽ tiến hành kiểm tra một số yêu cầu về securities:
- Mình chỉ được phép mở 1 screen
- Phải đóng một số phần mềm liên lạc, trình duyệt internet đang bật của máy tính. Theo hướng dẫn các app phải đóng, mình cứ close dần dần, thiếu cái nào thì hệ thống sẽ check và báo cho đến khi máy tính hoàn toàn sạch sẽ.
- Tiếp theo mình bật webcam, micro.
- Kế đến mình cần quay Vlog, à không :)) phải quay video bằng camera của máy tính 360 độ nhìn thấy toàn bộ khu vực mình đang ngồi thi (make sure không có ai ngoài mình). Quay tiếp xuống mặt bàn đảm bảo sạch sẽ không có bất cứ vật dụng gì ngoài keyboard và nước uống. Submit video thôi!
- Xác thực thông tin cá nhân:
- Chụp hình giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Passport). Nhớ kiểm tra expiry date trước khi chụp nha.Trường hợp của mình là CCCD vừa hết hạn nên không được thi, phải loay hoay một hồi mới tìm ra passport, thoát tim luôn.
- Chụp tiếp một tấm selfie. Cười thật tươi và submit thôi.
- Tìm Proctor: Ngồi đợi hệ thống connect với proctor. Khá lâu vẫn chưa connect được một ai, mình bắt đầu lo lắng, 5 phút, 10 phút, 15 phút cuối cùng cũng có người xuất hiện. Chúng ta sẽ trao đổi với họ qua chat box, nhắn qua nhắn lại, cảm ơn xin lỗi, tám chuyện một hồi troll nhau cũng được vì chưa tính thời gian làm bài :))
- Khi có proctor rồi, họ sẽ validate thông tin của mình lại một lần nữa, nếu có chỗ nào chưa rõ ràng họ sẽ bắt mình thực hiện lại bước chụp hoặc quay video. Tất cả đã hợp lệ, proctor sẽ cho start và end exam.
150 phút làm bài:
- Đầu tiên mình được làm một survey cá nhân: bạn đang làm ngành nghề nào? Vì sao lại thi chứng chỉ này? Bạn đã có thực hành PBI được bao lâu? bla bla… cứ trả lời nhẹ nhàng tình cảm cho xong thôi.
- Vô phần chính, bài thi sẽ chia ra 4 sessions xoay quanh 5 chủ để mình liệt kê phía trên và 2-3 case study. Mình được quyền roll back các câu hỏi và chỉnh sửa đáp án trong từng session. Mọi người nhớ review lại sau mỗi session nha.
- Đối với các câu hỏi có data sample, charts, requirements hay các case study thì mình phải xem các thông tin này ở màn hình bên phải mục “Reference“.
- Vậy thôi, mình cứ bình tĩnh mà làm bài cho đến khi hoàn thành.
Sau khi hoàn thành:
- Bấm submit bài thi, khoảng 10s sau sẽ có kết quả bạn trượt hay đỗ :))
- Proctor thông báo mình đã rất tuyệt vời và chờ nhận kết quả qua email nhé.
- Khoảng nửa tiếng sau, mình có thể download Certification trên dashboard của Microsoft. Yeah! Thật tuyệt vời. Mình đã làm được.
Thang điểm để pass bài thi là 700/1000. Nếu không may bạn thi trượt DA-100 Microsoft Certified Data Analyst Associate thì có thể:
- Đăng kí thi lại sau 24h kể từ lần thi trước.
- Nếu lần thứ 2 vẫn chưa đậu thì bạn phải đợi 14 ngày sau mới được đăng kí thi tiếp,
- Mỗi ứng viên chỉ có thể thi tối đa 5 lần/năm
Kết
Xuất phát điểm của mình không phải dân ngành công nghệ, tuy nhiên mình tìm thấy đam mê với công việc phân tích dữ liệu. Việc học thêm một kiến thức mới, bồi đắp năng lực và đầu tư cho bản thân là không bao giờ hoang phí cả. Hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn và có ích trong hành trình học tập và chinh phục kĩ năng phân tích dữ liệu của mình. Đặc biệt là cho những bạn đang quan tâm đến DA-100 Microsoft Certified Data Analyst Associate.
Cám ơn bạn đã ghé blog của mình nhé. Nếu thấy hữu ích, giúp mình cùng chia sẻ với mọi người nha.
Follow Maz tại đây để cùng cập nhật thông báo mỗi khi có bài viết mới nhé:
- Fanpage: Maz học Data & Lucas học Product
- TikTok mới toanh :))
Maz.
** Mọi thông tin trên blog đều thuộc bản quyền của blog Maz Nguyen. Vui lòng đọc kĩ Copyright Notice trước khi copy hoặc đăng tải lại nội dung/hình ảnh của bài viết **
Hay quá bạn
Mình cám ơn Huong nha. Mong là sẽ giúp ích được cho mọi người ^^
Thanks for sharing. 🙂
Cám ơn bạn đã ghé blog mình nha.
”Việc học thêm một kiến thức mới, bồi đắp năng lực và đầu tư cho bản thân là không bao giờ hoang phí cả” Quá hay!
Big thanks đến anh Tín.
hay quá ạ, mong bạn ra nhìu blog chia sẻ hơn
Cám ơn bạn đã ghé thăm blog, mình sẽ ghi lại trải nghiệm trong nghề để tổng hợp kiến thức và share đến mọi người cùng đam mê.
Bạn ơi. Tớ không biết gì về tiếng anh. Vậy có thi được không ạ
Hi Sang,
Vì bài thi hoàn toàn bằng tiếng anh. Trong lúc thi cũng có trao đổi tiếng anh với người giám sát, nhưng mà cũng vài thủ tục đơn giản. Nếu có thời gian cậu xem qua đề thi thử, nếu cậu hiểu được thì mình thấy vẫn học và thi được nè.
Nhưng mà với mình, việc thi chỉ là một phần hoàn thiện giá trị bản thân khi người ngoài nhìn vào thôi. Điều quan trọng hơn cả là mình đang và sẽ học thêm được 1 kiến thức mới, bồi đắp kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện hơn. Chứng chỉ có thì sẽ tốt mà không có cũng đâu đánh giá hết năng lực của một người đúng không.
Em đang có dự định thi DA-100, may mắn vì gặp được bài viết của anh đúng lúc ^^ Cảm ơn anh nhiều ạ
Chúc em thi thành công nha. Cheer up ^^
Cảm ơn em đã chia sẻ, rất hay và hữu ích !
Em cám ơn chị nhiều ạ.
15$ nếu trường hợp thi rớt các lần sau mình vẫn đăng ký mà ko cần thanh toán thêm phải không ạ?
Cám ơn bạn. Mình lo quá hehe
Việc này mình cũng không rõ vì không tìm thấy thông tin từ Microsoft. Nhưng mình nghĩ là phải thanh toán lại cho mỗi lần thi đó bạn.
Tuyệt vời, bài viết cực kỳ hữu ích. cám ơn bạn nhiều nha.
Cám ơn bạn nha.
Em có góp ý nho nhỏ đoạn này, diagnostics analytics là phân tích chẩn đoán chứ không phải chuẩn đoán ạ. Bài chia sẻ của anh rất hay và đúng lúc em dự định lấy chứng chỉ này. Cảm ơn anh.
Anh cám ơn em nhé. Em không góp ý chắc anh cũng không phát hiện được luôn. Chúc em thi thành công nha.
Mình cũng sắp sửa thi chứng chỉ, học hỏi được nhiều từ bài viết của bạn. Cảm ơn bạn nhiều. Hi vọng bạn sẽ ra thêm nhiều blog nữa
Mình cũng rất vui vì phần nào giúp ích được cho mọi người.
Hay quá ạ. Chúc anh ngày càng thành công trên con đường mình chọn <3
Anh cám ơn nha
Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
Cám ơn bạn đã ghé qua blog nè
Cảm ơn chia sẻ của bạn nhiều nhé ^^!
Cảm ơn anh, bài chia sẻ rất hữu ích ạ!
Em có làm câu hỏi trên trang Exam, tổng 140 câu mà giờ họ chỉ co access 80 câu hỏi đến topic 6 thôi 🙁
Mình sign up sẽ được xem full 140 câu đó bạn.
Chào bạn, không biết bạn có học khoá DA ở đâu. Bạn có thể chia sẻ cho mình biết với
Hi bạn,
Hành trình của mình hoàn toàn là tự học, nên mình không có kinh nghiệm trong việc tư vấn các khóa học rồi.
Nhưng mà nếu bạn muốn tự học giống mình, bạn có thể tham khảo chuỗi 8 courses của Google nha.
https://www.coursera.org/professional-certificates/google-data-analytics?utm_source=gg&utm_medium=sem&utm_campaign=15-GoogleDataAnalytics-ROW&utm_content=15-GoogleDataAnalytics-ROW&campaignid=12566515400&adgroupid=117869292685&device=c&keyword=google%20data%20analytics%20professional%20certificate&matchtype=p&network=g&devicemodel=&adpostion=&creativeid=507290840624&hide_mobile_promo&gclid=CjwKCAjwhuCKBhADEiwA1HegOSsmukkT1X2r0pSJK2K88IpwIPMb7PuAefE2nY3zphliwpAFj4YHhhoCOgYQAvD_BwE
Anh ơi cho em hỏi xíu ạ. Em mới chỉ học qua SQL cơ bản, bây giờ em học luôn khóa học PBI này có được không anh? Nếu không thì em nên học gì trước ạ ?
Hi bạn, cảm ơn chia sẻ của bạn. Theo link bạn share mình truy cập nhưng không start lab được. Bạn có biết thì hỗ trợ mình với nhé. Thanks.
Em chào anh ạ! Trước hết là cảm ơn anh về bài viết vô cùng hữu ích ạ! Anh cho em hỏi xíu trong lúc đăng ký thi, anh đã gặp tình trạng không thanh toán được chưa ạ? Em đã dùng nhiều thẻ, từ VISA đến JCB nhưng PSI của Microsoft liên tục báo lỗi ạ TT
Cảm ơn bạn Hiếu rất nhiều. Nhờ có bài này của bạn mà mình bắt đầu tìm hiểu đúng key word Data Analyst thay vì Business Analyst như trước kia; thêm nữa là những kinh nghiệm trong bài cũng đã giúp mình rất nhiều luôn trong việc hoàn thành bài thi nè 🙂
Hóng các bài tiếp theo của bạn ạ 😀