Hôm qua có một bạn share cho mình bài viết thắc mắc trong group rằng thị trường Data Analyst ở VN bão hòa, ít cơ hội, chỉ tuyển người có kinh nghiệm. Bạn ấy bảo với mình là đọc xong post thấy hoang mang, không biết có nên theo đuổi nghề Data Analyst nữa hay không. Mình có hứa với bạn là sẽ viết 1 post chia sẻ góc nhìn của bản thân.
Và trong thắc mắc của bạn trên thì có các ý sau:
1. Thị trường việc làm DA ở VN đã bão hòa hay chưa phát triển? Các job chủ yếu là ngân hàng, công ty công nghệ.
– Theo mình là chưa phát triển. Nếu bạn thử search GG thì sẽ biết ở châu âu và mỹ thì Data science đã phổ biến hơn 10 năm trước rồi. Còn ở Việt Nam thì mới 3-4 năm đổ lại đây, đồng thời nó đi kèm với sự phát triển của các công ty trong Fintech. Thử để ý, bạn sẽ thấy Ecommerce, Ewallet, chuyển đổi số trong banking, các công ty financial services cũng mới bắt đầu bùng nổ ở VN 5-6 năm nay và từ đó cơ hội việc làm mảng Data science cũng được gia tăng, phát triển.
– Quả thực so với các công ty khác thì chỉ có Fintech mới dồi dào về công nghệ, nguồn lực để đầu tư vào lưu trữ và ứng dụng data trong các quyết định kinh doanh. Vậy nên cũng dễ hiểu vì sao job Data ở tập trung ở các công ty này nhiều hơn là các lĩnh vực khác như Du lịch, Y tế và Giáo dục. Khi đi ứng tuyển thì bạn cũng biết là cần quan tâm các công ty nào nhiều rồi đó :))
2. Tại sao đối tượng tuyển dụng thường là người có kinh nghiệm, ít tuyển fresher, intern.
2.1 Điều này là đúng!
Vì bản chất vai trò của Data analyst là support cho các quyết định kinh doanh, vận hành và quản trị của công ty tốt hơn. Tập trung vào Data-driven chứ không phải là “dựa vào kinh nghiệm lâu năm của các anh chị” nữa. Để chuyển từ data thô thành insights thì đòi hỏi 1 quá trình 7749 lần clean, transform với đủ các tools từ SQL, BI tools, Excel, Python. Việc xử lý lỗi, tính toán sai, phân tích thiếu, sếp bắt làm đi làm lại cái report cả tuần là chuyện thường ngày. Vậy nên công ty luôn muốn tìm người có kinh nghiệm để nâng cao hiệu suất. Vì làm DA là cái nghề khó, vừa có kiến thức chuyên ngành vừa phải biết tools. Data là thứ nhạy cảm nên không có nhiều chỗ cho các bạn intern. Xác định theo DA thì phải chuẩn bị tinh thần apply thẳng vào các vị trí Junior hoặc đi đường vòng apply vào các team business có cơ hội làm với Data. Sau 1-2 năm chuyển sang DA.
– Nếu bạn để ý, 3-4 năm trước làm gì có trường đào tạo Data Analyst cũng như nhiều trung tâm như bây giờ. Nên là lúc trước tiêu chí tuyển dụng Data analyst cũng dễ dàng hơn, có công ty test vài ba câu SQL, có công ty còn không cần test mà bạn cũng có job. Còn bây giờ nhiều người học DA, các trung tâm dạy toàn cả trăm học viên (quảng cáo hoa cả mắt mình) thì NGUỒN CUNG nhiều hơn —> cạnh tranh cao hơn, yêu cầu nhà tuyển dụng cũng nâng lên (phỏng vấn 3-4 vòng, làm 2-3 bài test vận dụng SQL, visualization, statistics, machine learning đủ kiểu) cũng chưa chắc đậu, vì bài phân tích không sâu sắc !
2.2 DA cần hiểu kiến thức chuyên ngành là đúng nhưng không phải là tiêu chí quan trọng nhất để bạn có job DA.
Với mình ngoài data skills và domain knowledge giúp vượt qua bài test thì khả năng giải quyết vấn đề, logical thinking, mindset làm việc mới giúp bạn pass vòng phỏng vấn trước các sếp. Khi đi làm bạn không phải chỉ ngồi yên 1 chỗ, mà phải giao tiếp, thuyết trình, debate, lập luận, đánh giá vấn đề, đưa ra quyết định cho công việc. Khả năng của bạn hợp với vị trí công việc rồi nhưng tính cách có hợp với sếp với team members không?
– Hiếm có ai hoàn hảo, giỏi đều data skills, domain knowledge và soft skills được hết đâu. Người background business thì hạn chế data skills, nhà tuyển dụng thừa biết sinh viên thì không có nhiều kinh nghiệm. Quan trọng là bạn biết đâu là điểm mạnh để phát huy, đâu là điểm yếu để bổ sung, hoàn thiện dần với một tinh thần cầu tiến trong công việc. Rồi bạn sẽ tìm được một công ty, một team phù hợp với mình! Công ty biết rất rõ là họ cần tìm người 3-4 năm kinh nghiệm hay là một bạn fresher tìm năng.
3. Tại sao hiện nay lại ít job?
– Bạn có nhớ là chúng ta đang ở trong giai đoạn kinh tế bị ảnh hưởng, các cty công nghệ đang layoff hàng loạt trên thế giới và VN cũng không ngoại lệ. Cty cũ của mình vừa cắt giảm 30% nhân sự. Thì thử hỏi NGUỒN CUNG lại càng nhiều (các nhân sự bị layoff + sinh viên tìm việc + người muốn chuyển ngành) và CẦU lại eo hẹp hơn —> JOB ở đâu ra bây giờ khi thị trường đang như vậy!
– Bản thân mình cảm nhận rất rõ rệt về chuyện ít job DA trong giai đoạn này khi tầm nửa năm trước mỗi khi mở LinkedIn lên là mình nhận dc nhiều lời mời phỏng vấn, HR gửi JD các vị trí data. Còn dạo 2-3 tháng trở lại đây thì mình được vỏn vẹn 2 tin nhắn của các bạn HR. Thử lướt các tin tuyển dụng giai đoạn này trên mạng cũng lèo tèo. Cuối năm, cắt giảm thì cơ hội chưa thể như lúc trước được!
Hãy xem phân tích dữ liệu là một kỹ năng, học để nâng cấp bản thân và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Nếu thật sự thấy thích, làm tốt và đủ đam mê thì hãy theo đuổi nó. Không ai, không trung tâm nào có thể cho bạn công việc nếu bạn không cố gắng và phù hợp!
Kết nối với mình nhé:
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/ntrunghieu/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/mazhocdata
Fanpage: Maz học Data & Lucas học Product
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mazhocdata
** Mọi thông tin trên blog đều thuộc bản quyền của blog Maz Nguyen. Vui lòng đọc kĩ Copyright Notice trước khi copy hoặc đăng tải lại nội dung/hình ảnh của bài viết **
Maz có một dự án dạy học ở đây: Maz Học Data với SQL là course đầu tiên, bạn có thể tham khảo qua nếu thấy cần thiết nhé.
Em hiện đang học Hệ thống thông tin quản lý thì em nên tập trung thêm vào kĩ năng nào để thực tập DA ạ?. Em tự thấy domain về business của em không quá nổi trội nhưng em dùng được SQL, python, R,Excel
Chờ góp nhìn của Madzy về thị trường cho năm 2024 nhé 🙂